Từ xa xư triết học Trung Hoa cho rằng vạn vật đều phát sinh từ 5 nguyên tố cơ bản là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 5 nguyên tố cơ bản này được gọi là ngũ hành. Khái niệm ngũ hành đến bây giờ đã được nhiều người biết đến và đã có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ngũ hành là gì. Chính vì vậy bài viết này sẽ giải thích ngũ hành là gì và 6 vấn đề về ngũ hành mà bạn cần biết
Ngày nay rất nhiều người đã biết ngũ hành là gì, thậm chí khái niệm này còn được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều lĩnh vực như trong tử vi, phong thủy, nhân tướng, y học, văn hóa, bói toán,…
Tóm tắt nội dung
Nguồn gốc từ đâu?
Ngũ hành là gì, từ đâu. Thuyết ngũ hành là quan niệm triết học từ trung quốc cổ xưa, bắt đầu từ thời hoàng đế (2879 – 253 trước công nguyên). Thuyết này xuất phát từ Kinh Dịch Đô. Nguồn gốc của thuyết này là từ Hà Đồ – một mô hình tối cổ về các con số.
Cho đến ngày nay, việc hiểu quy luật trong ngũ hành là gì vẫn có những ảnh hưởng to lớn đến đời sống cong người và được nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Đặc tính của ngũ hành
Ngũ hành gồm 3 đặc tính: lưu hành, luân chuyển, biến đổi. Ba đặc tính này tồn tại song song với thời gian,không gian giúp cho ngũ hành tồn tại.
- Lưu hành: mọi sự vật đều hình thành từ yếu tố trong ngũ hành. Ví dụ nguyên tố mộc – cây có sẵn trong tự nhiên
- Luân chuyển: sự vật không biến mất mà chuyển từ yếu tố này sang yếu tố khác. Ví dụ nguyên tố mộc sẽ giúp sinh ra nguyên tố hỏa
- Biến đổi: sự biến đổi các vật chất ngũ hành để có công năng khác nhau
Các ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ
Ngũ hành là gì? Đó chính là 5 yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tương ứng với 5 loại ngũ hành
Ngũ hành kim
Ngũ hành kim tượng trưng cho sự mạnh mẽ, lý trí, quyết đoán,…
Kim ở đây có 2 loại là Âm Kim(Tân Kim) và Dương Kim(Canh Kim)
- Những người thuộc canh kim là những người quyết đoán, bản lĩnh và trọng nghĩa khí
- Những người thuộc tân kim là những người khéo léo, xinh đẹp
Trong mối quan hệ tương sinh hành kim sinh hành thủy và được hành mộc sinh
Trong mối quan hệ tương khắc hành kim khắc hành thổ và bị hành hỏa khắc
Trong cơ thể con người “phổi” và “xương khớp” mang tính chất của ngũ hành kim.
Màu sắc tương ứng ngũ hành kim là trắng, xám, ghi
Xem thêm: tính cách người thuộc này
Ngũ hành mộc
Mộc mang năng lượng của sức sống, tượng trưng cho sự đơm hoa, kết trái của cây cối
Hành mộc có 2 loại là Dương Mộc ( Giáp Mộc) và Âm Mộc (Ất Mộc)
Những người thuộc dương mộc là những người rất mạnh mẽ, thẳng thắn
Theo quy luật tương sinh thì hành tố mộc sinh hành tố hỏa và được sinh bởi hành tố thủy
Theo quy luật tương khắc thì hành tố mộc khắc hành tố thổ và bị hành tố kim khắc chế
Trong cơ thể con người gan, mật, tứ chi mang tính chất ngũ hành mộc
Màu sắc tương ứng ngũ hành mộc là xanh lá cây
Ngũ hành thủy
Thủy là biểu tượng cho sự linh hoạt hay khả năng mở rộng tầm nhìn
Hành thủy gồm có Dương Thủy (Nhâm Thủy) và Âm Thủy (Quý Thủy)
- Nhâm thủy tượng trưng cho những người có tư duy thông minh, nhạy bén, thích nghi cao và hướng ngoại
- Âm Thủy tượng trưng cho những người có sự sáng tạo và sức ảnh hưởng
Thận, bàng quang, xương tủy ở cơ thể người mang tính chất của ngũ hành thủy
Màu sắc ứng với hành thủy là màu xanh dương, đen
Ngũ hành thủy tương sinh với hành kim và hành mộc, tương khắc với hành hỏa và hành thổ
Xem thêm: Tính cách người thuộc ngũ hành này
Ngũ hành hỏa
Hành hỏa mang năng lượng của mùa hè với hình ảnh tượng trưng là lửa. Đây là hành tố tượng trưng cho sự công minh, công bằng và bình đẳng
Hành hỏa gồm Dương Hỏa (Bính Hỏa) và Âm Hỏa (Đinh Hỏa). Những người Bính Hỏa có tính cách vô cùng công bằng, rộng lượng, nóng nảy. Còn những người Đinh Hỏa thường tỉ mỉ, chi tiết
Tim và mắt là hai bộ phẩn của cơ thể người tương ứng với hành hỏa
Màu sắc thuộc hỏa là đỏ, hồng, tím
Theo mối quan hệ tương sinh hành hỏa sinh ra hành thổ và được hành mộc sinh ra. Còn theo mối quan hệ tương khắc thì hành hỏa khắc hành kim và bị hành thủy khắc chế
Xem thêm: Tính cách người ngũ hành hỏa
Ngũ hành thổ
Thổ chính là đất, là môi trường nuôi dưỡng, phát triển, trở về của mọi sinh vật. Chính vậy hành tố này được xem là cung mệnh nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với các hành tố khác trong ngũ hành
Thổ cũng gồm 2 loại là Dương Thổ (Mậu THổ) và Âm Thổ (Kỷ Thổ)
Trong cơ thể con người dạ dày, da và các bộ phận tiêu hóa mang thuộc tính thổ
Màu sắc tương ứng với hành thổ là nâu và vàng
Ngũ hành thổ cũng nằm trong quy luật tương sinh, tương khắc. Hành tố này sinh ra hành tố kim và được hành tố hỏa sinh ra. Bên cạnh đó thổ khắc thủy và bị mộc khắc chế.
Xem thêm: Tính cách người thuộc ngũ hành thổ
Các quy luật trong ngũ hành
Tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc là những quy luật trong ngũ hành.Trong đó tương sinh, tương khắc là các quy luật cơ bản trong tự nhiên. Phản sinh sẽ xuất hiện khi cái nó sinh ra qua nhiều. Còn phản khắc xuất hiện khi cái nó khắc có nội lực lớn khiến nó không khắc được. Để hiểu rõ ngũ hành là gì thì chắc chắn phải nắm được quy luật này
Quy luật tương sinh
Tương sinh được hiểu là sự thúc đẩy, hỗ trợ nhau phát triển lẫn nhau. Đây là quy luật cơ bản trong ngũ hành là gì. Quy luật tương sinh gồm hai phương diện là cái nó sinh ra và cái sinh ra nó. Nguyên lý của quy luật này là:
- Mộc sinh Hỏa: Cây cối là nguyên liêu để sinh ra lửa
- Hỏa sinh Thổ: Lửa sẽ đốt mọi vật thành tro và về với cát bụi
- Thổ sinh Kim: Trong đất có những khoáng thạch, kim loại
- Kim sinh Thủy: Kim loại ở nhiệt độ cao sẽ trở thành dạng lỏng
- Thủy sinh Mộc: Nước là một trong yếu tố giúp cây cối phát triển
Quy luật tương khắc
Cũng như tương sinh, tương khắc cũng là một quy luật căn bản của ngũ hành là gì. Nhưng trái ngược với tương sinh, tương khắc là khắc chế, cản trở sự phát triển của nhau. Quy luật tương khắc gồm cái nó khắc chế và cái khắc chế nó. Nguyên lý của quy luật này là:
- Thủy khắc Hỏa: Trong tự nhiên nước có thể dập tắt được lửa
- Hỏa khắc Kim: Khi kim loại bị nung ở nhiệt độ cao của ngọn lửa thì kim loại sẽ bị tan chảy
- Kim khắc Mộc: Kim loại sẽ tạo nên các công cụ để đốn hạ cây cối
- Mộc khắc Thổ: Cây cối lấy các chất dinh dưỡng từ đất
- Thổ khắc Thủy: Đất sẽ hút nước, ngăn chặn dòng nước chảy
Quy luật phản sinh
Tương sinh là giúp cho nhau phát triển nhưng không phải cứ sinh nhiều là tốt. Khi mức độ sinh ra quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác hại. Do đó tồn tại quy luật phản sinh. Ta có thể hình dung
- Thổ sinh Kim nhưng khi đất quá nhiều thì kim loại sẽ bị vùi lấp
- Hỏa sinh Thổ nhưng quá nhiều hỏa thì thổ cũng cháy thành than
- Mộc sinh hỏa nhưng nhiều mộc thì hỏa sẽ gây hại
- Kim sinh Thủy nhưng nhiều kim thì thủy cũng sẽ bị thay đổi,gây hại
- Thủy sinh Mộc nhưng nhiều thủy thì mộc sẽ bị ngập úng mà chết
Quy luật phản khắc
Tương khắc là sự khắc chế lẫn nhau giữa các hành. Nhưng cái nó khắc mà có nội lực lớn khiến nó không thể khắc lại thì đó là quy luật phản khắc
Nguyên lý của quy luật phản khắc
- Thủy khắc Hỏa nhưng khi hỏa quá lớn thì ngược lại thủy còn bị hỏa làm cho cạn
- Hỏa khắc Kim nhưng kim nhiều hỏa sẽ bị dập tắt
- Kim khắc Mộc nhưng mộc nhiều và cứng thì kim sẽ bị gãy
- Mộc khắc Thổ nhưng thổ nhiều khiến mộc suy yếu
- Thổ khắc Thủy nhưng thủy nhiều sẽ khiến thổ bị rửa trôi
Cách Xem Mệnh Trong Ngũ Hành Theo Năm Sinh
Cung mệnh chính là một trong các yếu tố của ngũ hành là gì. Cung mệnh được tính theo năm sinh âm lịch .
Cách tính mệnh theo năm sinh như sau: giá trị của Can + giá trị của Chi = giá trị của Mệnh
Can | Giá trị | Chi | Giá trị | Mệnh | Giá trị |
Giáp, Ất | 1 | Tý, Sửu, Ngọ, Mùi | 0 | Kim | 1 |
Bính, Đinh | 2 | Dần, Mão, Thân, Dậu | 1 | Mộc | 2 |
Mậu, Kỷ | 3 | Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi | 2 | Thủy | 3 |
Canh, Tân | 4 | Hỏa | 4 | ||
Nhâm, Quý | 5 | Thổ | 5 |
Lưu ý: Nếu giá trị mệnh lớn hơn 5 thì trừ đi 5 rồi so với giá trị trong bảng để ra mệnh
Ứng Dụng Ngũ Hành Trong Phong Thủy Nhà Cửa
Việc hiểu ngũ hành là gì sẽ giúp chúng ta có thể ứng dụng được ngũ hành vào trong đời sống đặc biệt là trong phong thủy nhà cửa.
Đối với người mệnh Kim
Trong khái niệm ngũ hành là gì có các quy luật tương sinh tương khắc. Theo quy luật tương sinh tương khắc, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Kim khắc Mộc, Hỏa khắc Kim.
Chính vì vậy gia chủ mệnh kim nên chọn những màu của đất như nâu, vàng, trắng. Trong nhà những người mệnh kim có thể đặt thêm những cây cảnh hợp mệnh như kim tiền, lan ý, lưỡi hổ thái,…
Hướng nhà hợp với mệnh kim hướng tây và hướng tây bắc
Đối với người mệnh mộc
Hướng Đông, Nam và Đông Nam là 3 hướng nhà thích hợp cho người mệnh Mộc
Mệnh mộc tương sinh với mệnh thủy và tương khắc với mệnh kim. Màu sắc trong nhà nên chọn màu xanh lá, nâu, xanh lam, vàng nhạt, đen. Gia chủ không nên chọn màu thuộc hành kim như trắng vì kim khắc mộc sẽ không tốt
Gia chủ mệnh mộc có thể trang trí nhà bằng nội thất đồ gỗ và thêm bể cá sẽ tăng thêm tài lộc
Đối với người mệnh thủy
Những người mệnh thủy nên chọn nhà hướng Bắc
Gia chủ nên chọn những màu sắc ngôi nhà như đen, trắng, ánh kim. Trong nhà người mệnh thủy có thể trang trí gương, bể cá, chuông gió hoặc bức tượng bằng kim loại hoặc bằng gỗ
Đối với người mệnh hỏa
Với những người mệnh hỏa nên chọn hướng chính Nam. Hướng này sẽ mang đến sự thịnh vượng cho những người thuộc mệnh này
Trang trí nhà cửa theo mệnh hỏa phù hợp với gam màu nóng như cam, hồng, đỏ, tím. Ngoài ra gia chủ cũng có thể chọn màu xanh lá cây vì mộc sinh hỏa
Trong nhà nên chọn nội thất gỗ là chính, tránh đồ kim loại vì hỏa khắc kim .Bên cạnh đó có thể trang trí ngôi nhà bằng những cây có hoa sắc đỏ như xương rồng, lan hồ điệp,…
Đối với người mệnh thổ
Người mệnh thổ nên chọn hướng nhà là hướng đông bắc và hướng tây nam
Nhà cửa của người mệnh thổ phù hợp với màu thuộc hành hỏa như đỏ, hồng, tím vì hỏa sinh thổ hay các màu thuộc bản mệnh thổ như vàng nâu, nâu
Trong nhà nên sử dụng các đồ gồm sứ vì các đồ này có nguồn gốc từ đất rất thích hợp với hành thổ hoặc gia chủ có thể sử dụng đồ vật bằng kim loại (thổ sinh kim).
Lời kết
Bài viết trên từ datnensohong đã giải thích cụ thể ngũ hành là gì và những vấn đề liên quan đến ngũ hành. Bạn đọc sau khi hiểu ngũ hành là gì hoàn toàn có thể ứng dụng vào trong đời sống để đạt trạng thái cân bằng tốt nhất.