Để hiểu đúng về mục đích sử dụng đất CLN là gì thì chúng ta sẽ bắt đầu bằng những thông tin cần thiết về đất CLN. Ở Việt Nam có 3 nhóm đất chính, đó là: Đất nông nghiệp, Đất phi nông nghiệp, Đất chưa sử dụng.
Đất CLN là ký hiệu của mã tên đất trồng cây lâu năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Loại đất này hợp lệ khi trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ một năm hoặc có thể thu hoạch dài hạn như bưởi, táo, nho,…
Có thể nói loại đất này giúp bảo vệ môi trường tự nhiên, kinh tế và đời sống xã hội. Theo căn cứ quy định pháp luật thì đất CLN thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, được cấp phép cho tổ chức hoặc cá nhân sử dụng để trồng cây lâu năm.
Tóm tắt nội dung
Mục đích sử dụng đất CLN là gì?
- Vai trò phát triển kinh tế.
Các hộ gia đình, xã khi được cấp giao đất thì đã ổn định về kinh tế hơn rất nhiều. Và tùy theo vùng mà sẽ phân chia trồng các giống cây khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng từ nhiệt độ, loại đất trồng và thời tiết. Chia làm 4 loại:
Cây công nghiệp lâu năm: trồng cây cung cấp nguồn nguyên liệu thiết yếu cho ngành công nghiệp chế biến như hồ tiêu, cao su, cà phê, chè,..phân bổ tại các vùng cận nhiệt, chủ yếu là đồi núi.
Cây ăn quả lâu năm: trồng các loại cây thu hoạch quả tươi dùng cho chế biến như cam, quýt, bưởi, nhãn,..
Cây dược liệu lâu năm: nguyên liệu dùng cho sản xuất, bào chế thuốc: sâm, long nhãn, hồi, đỗ trọng,..
Cây lâu năm khác: các giống cây lấy gỗ, làm kiểng trang trí hay tạo bóng mát như: xoan, xà cừ, bạch đàn,…
- Môi trường tự nhiên.
Theo thống kê thì hằng năm đồi núi miền Bắc bị trôi khoảng 1cm đất, đồng nghĩa cứ mỗi ha đất sẽ mất khoảng 100 khối đất, tương đương 100 tấn đất màu mỡ, vì thế việc sử dụng đất trồng cây lâu năm sẽ hạn chế được tình trạng thoái hóa đất và chặt phá rừng trong việc sản xuất nông nghiệp.
- Đời sống xã hội.
Ở một khía cạnh khác, nếu đất khỏe, đất được chăm trồng thường xuyên, sẽ làm giảm sự biến đổi khí hậu môi trường bằng cách tăng hoặc giữ lượng cacbon hữu cơ trong đất, điều này giúp đất màu mỡ, tốt cho quá trình trồng cây sản xuất, phục vụ cho thu hoạch.
Điểm cần lưu ý về đất CLN.
Đất CLN có nhiều yếu tố đặc trưng và dễ phân biệt giữa các nhóm đất khác, chẳng hạn:
_ Đây là loại đất thuộc đất nông nghiệp.
_ Đất trồng cây lâu năm giao cho các tổ chức, cá nhân, xã,..trồng trọt nhằm mục đích cải thiện môi trường và kinh tế cho người dân.
_ Đất trồng cây lâu năm có thời hạn sử dụng chứ không phải vĩnh viễn, điều này cũng tương tự các loại đất nông nghiệp khác.
_ Có thể chuyển đổi hoặc sang nhượng quyền sử dụng đất.
_ Đất trồng cây lâu năm giúp phát triển nền nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất và tạo cảnh quan cho môi trường xung quanh.
Theo quy định đất CLN có được xây nhà không?
Đối với quy định hiện hành thì không được cấp phép xây dựng nhà đối với đất nông nghiệp hay đất không thuộc diện đất ở đô thị hay đất ở nông thôn. Tuy nhiên, căn cứ vào quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các chủ sở hữu đất CLN vẫn có thể hợp thức hóa việc xây nhà bằng cách làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trường hợp người dân muốn sử dụng xây nhà thì phải chuyển đổi thủ tục quyền sử dụng đất.
Căn cứ theo điều 1 số 57 Luật đất đai năm 2013 về chuyển đổi mục đích sử dụng đất có 1 số điều khoản:
◾ Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
◾ Chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
Quy trình thủ tục chuyển đối đất CLN sang đất ở hợp lệ.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN sang loại đất nuôi trồng thủy hải sản hoặc sản xuất muối nếu khu đất đó có yếu tố phù hợp.
Chuyển đổi đất CLN sang loại đất khác nhưng vẫn phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp.
Để chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư cần thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu đất không thuộc diện quy hoạch hay chưa có mục đích sử dụng đến đất thổ cư thì không đủ điều kiện chuyển đổi.
Để chuyển đối đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì người dân cần có bộ hồ sơ bổ sung các thủ tục như sau đây:
- Đầu tiên, đơn đăng ký phải bao gồm:
- Đơn đăng ký quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 9/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và đất ở.
Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Những quy định trong chuyển đổi sử dụng đất.
Nếu đất là tài sản riêng của gia đình hay cá nhân, mà không phải cho thuê bởi Nhà nước hoặc giao quyền sử dụng thì không phải nộp tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó, người dân sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất trong trường hợp đất đó được Nhà nước công nhận sử dụng lâu dài trước 1/7/2004.
Ngược lại với hộ gia đình hay cá nhân phải nộp tiền sử dụng đất. Mức nộp cần dựa vào sự chênh lệch giữa phí sử dụng đất ở, phí sử dụng đất phi nông nghiệp và thời hạn sử dụng đất CLN còn lại.
Lời kết.
Đây là những thông tin về đất CLN và hiểu rõ mục đích sử dụng đất CLN là gì, thủ tục chuyển đổi của đất CLN. Mong rằng thông tin trên sẽ có ích với ai có nhu cầu tìm hiểu thêm về loại đất nông nghiệp này.