Mua đất làm nhà là một trong những việc lớn của đời người, việc trang bị các kiến thức cơ bản về đất đai như: mã thửa đất là gì? mã thửa đất quan trọng như thế nào, ranh giới thửa đất quy định ra sao, có gì khác nhau giữa thửa đất, lô đất và khu đất…. là hết sức quan trọng cho việc tìm hiểu, đưa ra quyết định khi mua một thửa đất nào đó.
Tóm tắt nội dung
Thửa đất là gì?
Thửa đất là một đối tượng quản lý trong quản lý đất đai, được thể hiện cụ thể trong hồ sơ địa chính.
Theo quy định của Bộ tài nguyên môi trường thì thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ địa chính.
Thửa đất được xác định như nào?
- Thửa đất được xác lập khi đã được hình thành trong quá trình sử dụng đất mà con người sử dụng đất đang sử dụng;
- Hoặc hình thành khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất
- Hoặc khi hợp thửa (hợp nhiều thửa đất thành một) hoặc tách thửa (tách một thửa đất thành nhiều thửa đất) do yêu cầu của quản lý hoặc nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
Mã thửa đất là gì?
Mã thửa đất là gì?
Mã thửa đất (MT) là duy nhất đối với mỗi thửa đất, là một bộ gồm ba số được đặt liên tiếp nhau có dấu chấm (.) ngăn cách là MT=MX.SB.ST; Trong đó:
MX: là mã số đơn vị hành chính cấp xã theo danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004.
SB: là số thứ tự tờ bản đồ (có thửa đất) của xã, phường, thị trấn được đánh số theo quy định như: liên tiếp từ số 01 trở đi theo nguyên tắc nhất định.
ST: là số thứ tự thửa đất trên tờ bản đồ địa chính được đánh số liên tiếp bắt đầu từ số 1 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Nếu có thửa đất mới do lập thửa từ đất chưa sử dụng, lập thửa từ đất do Nhà nước thu hồi, từ tách thửa hoặc hợp thửa thì được xác định bằng các số tự nhiên tiếp theo số tự nhiên lớn nhất đã và đang sử dụng làm số thứ tự thửa đất để làm số thứ tự thửa đất mới (ST).
Mã thửa đất bao gồm những gì?
Mã thửa đất bao gồm: số thứ tự thửa đất và số thứ tự tờ bản đồ
Tầm quan trọng của mã thửa đất là gì?
Toàn bộ cơ sở dữ liệu các thuộc tính của thửa đất, người sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được kết nối với nhau bằng thông tin mã thửa đất.
Do vậy, mã thửa đất đặc biệt quan trọng, là căn cứ pháp lý trong các cuộc tranh chấp đất đai hoặc các điều chỉnh đối với việc sử dụng đất.
Ranh giới thửa đất
Để biết ranh giới của một thửa đất như thế nào, người ta xác định như sau:
- Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh thửa là đường nối giữa các mốc giới tại các đỉnh thửa liền với mốc giới trên thực địa được xác định mở các dấu mốc, cọc mốc;
- Ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ thực địa chính được xác định bằng các cạnh thửa là đường ranh giới tự nhiên hoặc được ranh giới giữa các địa vật cố định.
Mục đích sử dụng thửa đất
Mục đích sử dụng đất được ký hiệu, giải thích cách xác định và có tên gọi thống nhất trong cả nước. Phân loại mục đích sử dụng đất và giải thích các xác định mục đích sử dụng đất được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục đích sử dụng đất có tên gọi và mã được trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ địa chính bao gồm:
Mục đích sử dụng thuộc nhóm đất nông nghiệp như: “LUA” là đất trồng lúa; “COC” là đất cỏ dùng vào chăn nuôi; “HNK” là đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm (CLN); đất rừng sản xuất (RSX)….
Mục đích sử dụng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp như: “ONT” là đất ở tại nông thôn; “ODT” là đất ở tại đô thị; “TS0” là đất trụ sở cơ quan;…..
Mục đích sử dụng đất gồm mục đích sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và mục đích sử dụng đất chi tiết theo yêu cầu của từng địa phương.
Nguồn gốc sử dụng thửa đất
Tên gọi của thửa đất sẽ xác định nguồn gốc sử dụng đất của thửa đất (mô tả nguồn gốc của thửa đất mà người sử dụng đất được quyền sử dụng) và được. ghi bằng mã (ký hiệu) trên hồ sơ địa chính bao gồm:
Đối với đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì ghi như sau:
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất ký hiệu DG-KTT
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất ký hiệu DG-CTT
Trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần ký hiệu DT-TML
Trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm ký hiệu DT-THN
Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu mà Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất nhưng trước đó không có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì căn cứ vào mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất được Nhà nước công nhận để xác định nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai như được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và ghi:
Trường hợp Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng ký hiệu CN-KTT
Trường hợp Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất ký hiệu CN-CTT
Trường hợp nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần ký hiệu CN-TML
Trường hợp Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm ký hiệu CN-THN
Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đối với thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nguồn gốc sử dụng đất được ghi như ghi trên giấy chứng nhận đã cấp lần đầu, sau đó ghi ký hiệu hoa thị (*) và ghi tiếp theo:
“NCD” đối với trường hợp nhận quyền sử dụng đất từ chuyển đổi quyền sử dụng đất
Trường hợp nhận quyền sử dụng đất từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ký hiệu NCN
Trường hợp nhận quyền sử dụng đất từ thừa kế quyền sử dụng đất ký hiệu NTK
Trường hợp nhận quyền sử dụng đất từ tặng cho quyền sử dụng đất ký hiệu NTC
Trường hợp nhận quyền sử dụng đất từ góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới ký hiệu NGV
Trường hợp nhận quyền sử dụng đất từ chia tách quyền sử dụng chung của hộ gia định hoặc của nhóm người sử dụng chung thửa đất theo thỏa thuận phù hợp với pháp luật hoặc theo quy định của pháp luật ký hiệu NSC
Trường hợp thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả trường hợp thu thuê lại quyền sử dụng đất đã có hoặc để xây dựng nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao trong khu công nghệ cao, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất trong khu phi thuế quan và khu công nghiệp, khu giải trí đặc biệt khu du lịch trong khu thuế quan của khu kinh tế (gọi chung là khu công nghiệp) thì ghi “DT-KCN”
Trường hợp sở hữu căn hộ nhà chung cư thì ghi “SH-NCC”
Sự khác nhau giữa lô đất, thửa đất, khu đất
Lô đất có thể hiểu là một hoặc nhiều thửa đất nằm liền kề nhau. Khi đó ranh giới phân chia trên thực địa được xác định bằng góc hoặc cạnh của lô đất đó. Còn đối với hồ sơ quản lý thì sẽ được xác định trên đường ranh giới tự nhiên hoặc được nói các mốc địa giới. Điều này còn tùy thuộc vào tình hình thực tế trên địa bàn.
Thửa đất được hiểu là diện tích đất được phân định bằng ranh giới cụ thể trên thực địa hoặc được miêu tả trên văn bản, hồ sơ quan lý đất đại của địa phương.
Khu đất: là bao gồm nhiều thửa đất liền kề nhau hoặc cũng có thể lô đất liền kề nhau. Khu đất là khái niệm về sự rộng lớn của một quỹ đất nhất định.
Những điều cần lưu ý về mã thửa đất
Khi mã thửa đất thay đổi thì bản đồ địa chính sẽ phải chỉnh lý. Do vậy, người mua cần hết sức lưu ý về mã thửa đất là gì trong hợp đồng mua bán. Điều này sẽ giúp tránh được những rủi ro khi xác định thửa đất cần mua.
Hiện nay có nhiều trang cho phép tra cứu mã thửa đất, giúp người tìm hiểu biết thêm được mảnh đất định mua hay đầu tư dựa vào cách tra cứu mã thửa đất mà không cần đến trực tiếp thực địa.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà …. cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng phần nào sẽ giúp ích cho bạn đọc trong công việc cũng như trong các quyết định đầu tư của mình.