Bạn đang có ý định xây nhà nhưng chưa hiểu rõ kích thước lọt lòng là gì? Làm thế nào lựa chọn được kích thước thông thủy đẹp, để mang lại bình an, may mắn cho gia đình. Hiểu được những thắc mắc này, datnensohong.org đã tổng hợp lại bài viết sau đây.
Tóm tắt nội dung
Kích thước lọt lòng là gì?
Kích thước lọt lòng còn được gọi là kích thước thông thủy, lọt gió hay lọt sáng. Bao gồm cả chiều cao lọt lòng và chiều rộng lọt lòng. Thông thủy có nghĩa là dòng nước có thể chảy qua được, hay khoảng không mà ánh sáng có thể lọt qua.
Vì vậy, kích thước lọt lòng được ông cha ta sử dụng để mô tả một không gian bị giới hạn về hai biên. Khoảng cách giữa hai biên, nước có thể chảy qua hoặc ánh sáng có thể lọt qua mà không bị vật gì cản trở.

Ý nghĩa của kích thước lọt lòng
Kích thước lọt lòng cho chúng ta biết được diện tích sử dụng thực tế của công trình là bao nhiêu, so với diện tích tổng thể của ngôi nhà.
Diện tích lọt lòng và diện tích bao ngoài của toàn bộ ngôi nhà càng sát nhau thì người sát nhau thì người dùng sẽ tận dụng được tối đa không gian sử dụng hơn cả. Người ta sử dụng diện tích lọt lòng như một cách để hiểu về diện tích sử dụng của tổng thể công trình.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng kích thước lọt lòng được xây dựng dựa trên ngũ hành bát quái. Những số đo lọt lòng đẹp sẽ giúp cho gia chủ đón được may mắn, tài lộc. Ngược lại, nếu muốn tránh những điều xui xẻo thì gia chủ nên tránh những kích thước lọt lòng xấu.
Những kích thước lọt lòng trong xây dựng bạn nên biết

Chiều cao lọt lòng là gì?
Chiều cao lọt lòng của nhà ở được hiểu là chiều cao, kích thước tính từ mặt dưới của trần hay kết cấu chịu lực (dầm) xuống mặt sàn của công trình đó.
Thông thường, chiều cao lọt lòng cho phép trong các thiết kế nhà ở, biệt thự từ khoảng 3 – 3,6m (Đối với phương án là trần bê tông).
Còn đối với những phương án nhà trần bê tông có dầm ngang đi qua, thì chiều cao lọt lòng được tính thấp hơn. Bởi vị trí của dầm ngang được hạ xuống ở những vị trí tại góc giao giữa khu vực tường với trần nhà.
Kích thước lọt lòng cửa trong xây dựng được tính như thế nào?
Trong quá trình thiết kế cũng như thi công xây dựng công trình nhà ở: thiết kế biệt thự 1 tầng, biệt thự 2 tầng, biệt thự 3 tầng hoặc các mẫu thiết kế nhà ở dân dựng, nhà phố… tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều chủ đầu tư, khách hàng. Đa số các chủ đầu tư đều rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến phong thủy, tâm linh trong xây dựng. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến kích thước cửa.
Khi thi công xây dựng một công trình, chủ đầu tư thường quan tâm đến thông thủy của các chiều cao nhà, mà kích thước lọt lòng cửa cũng được nhiều chủ nhà rất quan tâm. Trong đó, bao gồm các kích thước thông thủy cửa chính, thông thủy cửa sổ,… Đối với mỗi loại cửa khác nhau, sẽ có những yêu cầu về kích thước thông thủy khác nhau. Sao cho phù hợp với phong thủy, giúp bạn mang lại những thuận lợi trong cuộc sống.

Để có được thuận lợi và thu được may mắn, bạn có thể tham khảo về kích thước phong thủy cho các loại cửa sau đây:
- Đối với cửa chính: Chiều cao: 2.30 – 2.52 – 2.72 – 2.92m. Chiều rộng cửa chính: 1.46 – 1.62 – 1.90 – 2.32 – 2.46 – 2.92 – 3.12 – 3.32 – 3.72 – 4.12 – 4.56 – 4.8m
- Đối với kích lọt lòng cửa thông phòng: Chiều cao 1.9 – 2.1 – 2.12m. Và chiều rộng từ 0.8 – 1.06 và 1.22m.
- Đối với cửa phòng ngủ master: Phòng ngủ master là phòng ngủ chính, dành cho chủ nhân của căn nhà. Thông thường, căn phòng này được ưu tiên có diện tích lớn nhất so với các phòng ngủ khác. Kích thước lọt lòng được thực hiện với chiều cao từ 1.9 – 2.1 – 2.3m. Chiều rộng là 0.82 – 1.04 – 1.24m.
- Kích thước lọt lòng cửa nhà vệ sinh: Kích thước phòng tắm thường cao khoảng 1.9 – 2.1 – 2.3m và có độ rộng là 0.68 – 0.82 – 1.02m.
- Kích thước lọt lòng cửa sổ: Kích thước của cửa sổ như thế nào được thực hiện phụ thuộc vào không gian tổng thể của không gian đó, cũng như trí đặt cửa sổ trong nhà. Cửa sổ trong thiết kế và thi công nhà dân dụng nên đặt cách nền thấp nhất là 83cm (được tính từ mép dưới của cửa sổ) và không được vượt quá 2.2m.
Những kích thước lọt lòng trên có thể áp dụng được vào các công trình nhà ở, chung cư hoặc các công trình nhà dân dụng. Để đo kích thước lọt lòng thì cần phải dùng một loại thước chuyên biệt, đó là thước Lỗ ban.
Hướng dẫn cách xem kích thước lọt lòng với thước Lỗ ban
Thước Lỗ ban còn được gọi là thước đo phong thủy, đặt theo tên một kiến trúc sư vĩ đại thời Xuân Thu của Trung Hoa. Ngoài ra, thước Lỗ ban còn để đo các khối xây dựng dương trạch hay đồ nội thất âm trạch.

Các loại thước Lỗ ban
Có 3 loại thước Lỗ ban sau:
- Thước Lỗ ban 52.2cm để đo Thông Thủy (khoảng không): cửa đi, cửa sổ,…
- Thước Lỗ ban 42.9cm để đo Dương Trạch (khoảng đặc): bậc thang, hay bệ bếp,…
- Thước Lỗ ban 38.8cm để đo m Phần như phần mộ, bàn thờ,…
Kích thước lọt lòng đẹp trên thước Lỗ ban
Ngoài các số đo như thước thông thường, thước Lỗ ban còn cho biết số đo này là kích thước tốt hay xấu, rơi vào cung lớn hay nhỏ. Trên thước, các cung tốt được kí hiệu màu đỏ, cung xấu ký hiệu là màu đen.
Để đo kích thước lọt lòng, gia chủ có thể sử dụng thước Lỗ ban 52.2cm. Trên thước này có chu kỳ 8 cung lớn dài 52.2cm.
Bao gồm: Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng. Mỗi cung lớn bao gồm 5 cung nhỏ bên trong. Nếu gia chủ là người mới chỉ cần lựa chọn số đo nằm trên 4 cung tốt có màu đỏ là Quý Nhân, Thiên Tài, Nhân Lộc, Tể Tướng. Tránh 4 cung xấu – màu đen là Hiểm Họa, Thiên Tai, Cô Độc, Thiên Tặc.
Những lưu ý khi lựa chọn kích thước lọt lòng
Cách chọn kích thước cửa chính
Kích thước cửa chính ngoài đảm bảo đúng chuẩn với kích thước Lỗ ban. Thì nên có kích thước tương đồng diện tích mặt tiền và kiểu kiến trúc xây dựng. Từ đó, gia chủ có những lựa chọn sao cho khoa học và chính xác nhất có thể.
Cách đặt ô chờ khớp với kích thước lọt lòng
Bạn lấy chiều rộng lọt lòng cộng với độ dày khuôn 2 bên để xác định chiều rộng ô chờ. Chiều cao lọt lòng lộng với bề dày khuôn trên để xác định chiều cao ô chờ tương ứng.
Trường hợp làm sàn gỗ hoặc đã chặn chân cửa sau khi lắp cửa, nên chú ý tính toán thêm kích thước bề dày đá và sàn gỗ để đưa về kích thước đúng mong đợi nhất.

Tại sao nên dùng thước Lỗ ban để đo kích thước cửa đi
Dựa trên các thước Lỗ ban, các chuyên gia phong thủy đã đưa ra những thông số đẹp nhất cho kích thước cửa đi. Điều này giúp mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc cho gia chủ, xua đuổi những vận xấu cho gia đình.
Cửa đi không chỉ là lối ra vào, mà còn là nơi lưu thông vượng khí, có nhiệm vụ đón ánh sáng. Vì vậy, cửa đi đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới vận khí của cả căn nhà.
Khí đi vào trong nhà có khí độc và khí lành. Tuy nhiên, nếu biết chọn hướng cửa đi có luồng khí độc thì gia chủ sẽ gặp nhiều dữ hơn là lành như làm ăn thua lỗ, sức khỏe suy giảm, gia đình lục đục,…
Thước lỗ ban sinh ra là để giúp chúng ta giải quyết những vấn đề này, giúp cho gia chủ dễ dàng lựa chọn được những kích thước vàng, đón nhận những luồng khí lành để đem lại vận may, tài lộc cho gia đình.
Thông số kích thước Lỗ ban cửa đi thông dụng nhất trong nhà
Cửa đi thường là cửa chính được thiết kế chủ yếu là thước mở quay. Thiết kế cửa hiện nay có nhiều kiểu cách, từ thiết kế 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh hay 6 cánh.
Kích thước cửa đi theo thước Lỗ ban được tính là kích thước lọt lòng, tức là kích thước lọt sáng. Kích thước của cửa sẽ được cộng thêm theo chiều dày khuôn cửa sử dụng của gia đình.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến kích thước lọt lòng là gì, chiều cao thông thủy, thông thủy cửa là gì… Với những kiến thức bổ ích trên đây, khi quyết định xây dựng nhà cửa, thiết kế hay thi công đúng các kích thước lọt lòng, sẽ gia đình bạn gặp nhiều may mắn, thuận lợi, công việc suôn sẻ hanh thông.
Bài viết tham khảo:
Bát trạch là gì? Những điều thú vị không phải ai cũng biết về bát trạch
Diện tích sàn là gì? Phân biệt diện tích sàn và diện tích xây dựng