• Home
  • |
  • Khu Dân Cư Là Gì? Những Vấn Đề Liên Quan Đến Khu Dân Cư Bạn Cần Biết.

Khu Dân Cư Là Gì? Những Vấn Đề Liên Quan Đến Khu Dân Cư Bạn Cần Biết.

Khu dân cư là một cụm từ phổ biến và được nhiều người quan tâm, nhưng nó chưa có sự phổ biến nhất định bởi hầu hết nó không có trong quyển từ điển Tiếng Việt đồng thời nó cũng chưa được đề cập trong những văn bản pháp luật.

Trong bài viết này datnensohong.org sẽ giải đáp cho bạn khái niệm khu dân cư và những vấn đề liên quan đến khu dân cư bạn cần biết.

Tóm tắt nội dung

Khu dân cư là gì?

Khái niệm khu dân cư được quy định theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2013/TT-BCA. Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi, một khu vực nhất định bao gồm: Thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương.

Hiểu một cách đơn giản hơn, khu dân cư chỉ một cộng đồng cư dân sinh sống trong một địa bàn, một khu vực nhất định. Khu dân cư được sử dụng để chỉ phạm vi không gian nhỏ như thôn, bản,.. 

Vì vậy, mỗi khu dân cư sẽ có địa giới và tên riêng, tùy thuộc vào quy mô của mỗi khu vực sẽ có số lượng cư dân sinh sống khác nhau.

khu dân cư

Đặc điểm khu dân cư

Khu dân cư là cộng đồng hình thành từ rất lâu đời

Đặc điểm mang tính đặc trưng nhất của khu dân cư là chúng có tính lịch sử nhất định, các cộng đồng này được thành lập và tồn tại lâu đời. Chính tính lâu đời đó giúp cho khu dân cư có tính ổn định và bền vững.

Theo thời gian khu dân cư ngày càng được mở rộng. Chúng có thể tăng lên theo số lượng dân cư, diện tích hoặc hộ gia đình.

Các hộ gia đình sinh sống đan xen nhau trong cụm dân cư

Theo lối sống quần cư, hầu hết các hộ gia đình thuộc khu dân cư đều không có vị trí địa lý. Họ thường sống đan xen trong thôn, xóm hay trong khu phố. Các hộ gia đình sống dựa trên mối quan hệ gần gũi, thân mật, tình cảm hàng xóm láng giềng.

Ít có quan hệ huyết thống

Cụm dân cư là những hộ gia đình ít hoặc không có quan hệ huyết thống. Có khi họ là những người đến từ phương xa từ khắp mọi nơi trên đất nước vì một lý do nào đó mà họ sinh sống tại đó.

Mặc dù không có quan hệ huyết thống nhưng họ vẫn có mối quan hệ thân thiết với nhau. Mối quan hệ đó dựa trên lối sống sinh hoạt, canh tác sản xuất,..

Không giới hạn số lượng người sinh sống

Số lượng người sinh sống có thể thay đổi biến động, không quy định rõ số người. Có nhiều cụm dân cư rất ít người sinh sống chỉ tầm vài chục hộ gia đình nhưng cũng có cụm dân cư lên tới hàng trăm hộ gia đình.

Để quản lý tốt khu dân cư, hiện nay người ta đã đưa ra chính sách về khai báo nhân khẩu, áp dụng với cách phân chia theo địa giới: thôn, xóm, xã, thị trấn,…

Mỗi hộ gia đình sở hữu tài sản, giấy chứng nhận riêng

Mỗi hộ gia đình đều có các giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng và sở hữu đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: sổ hồng, sổ đỏ,… 

Hộ gia đình sở hữu nhà ở tài sản gắn với đất riêng hoặc không. Những căn nhà trong khu dân cư có thể mua bán, chuyển nhượng, tặng,… tùy thuộc vào người chủ sở hữu căn nhà đó.

Chịu sự quản lý của chính quyền, sống theo pháp luật

Để đảm bảo tính an ninh, trật tự và sự ổn định trong khu dân cư các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước là khuôn thước để điều hành và quản lý các hộ gia đình trong khu dân cư. Đây là sự bắt buộc và không thể thiếu được trong bất cứ cộng đồng nào.

Đất khu dân cư là gì?

Đất khu dân cư được dùng để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống, cuộc sống của người dân, hộ gia đình trong một phạm vi nhất định. 

Đất khu dân cư thường là khu đất rất rộng, có sự phân chia rõ ràng đối với từng mảnh đất của từng hộ gia đình. Thông thường đất ở khu vực thành thị sẽ xây dựng nhiều hơn so với đất ở khu vực nông thôn.

đất khu dân cư

Đất quy hoạch khu dân cư là gì?

Đất quy hoạch khu dân cư là đất nằm trong quy hoạch của các cơ quan chức năng nhằm tạo ra và xây dựng nhiều điểm dân cư mới. Mục đích của xây dựng nhiều điểm dân cư mới nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống, nhu cầu sinh hoạt cho các hộ dân cư.

Quá trình quy hoạch và xây dựng các điểm khu dân cư phải được tìm hiểu kỹ càng, tìm hiểu và khai thác được nhu cầu nhà ở thực tế, tình hình sử dụng đất ở mỗi địa phương.

Việc quy hoạch sử dụng đất ở mỗi khu dân cư phải được đồng bộ với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền, các cơ quan chính quyền.

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy hoạch khu dân cư:

Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các cá nhân thì chủ sở hữu đất cần phải cung cấp các giấy tờ về quyền sử dụng đất đã được quy định tài Điều 100 của luật đất đai ban hành năm 2013.

Với trường hợp chủ sở hữu không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu cung cấp được các điều kiện tại Khoản 2 Điều 101, Luật đất đai năm 2013.

Nguyên nhân của sự hình thành khu dân cư

Hệ thống quản lý hành chính của nhà nước ta bao gồm các cấp khác nhau, đi từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc trung ương, cấp quận, thị xã, cấp huyện, phường, xã, thị trấn.

Mặc dù là cấp quản lý thấp nhất nhưng xã, phường, thị trấn cũng khó nắm bắt tình hình của công dân trong khu dân cư. Đó là lý do khu dân cư ngày càng phổ biến và được quy hoạch càng nhiều.

Lợi ích của việc hình thành khu dân cư giúp phần lớn hộ gia đình tập trung trong một khu vực sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý, tăng cường sự đảm bảo an ninh trong khu dân cư, nắm rõ tình hình đăng ký thường trú, tạm trú. Như vậy, nó vừa giúp xã hội an toàn và cải thiện bộ mặt chung của khu dân cư.

Quy hoạch của địa phương được rõ ràng, không bị phân tán.

khu dân cư

Các loại khu dân cư

Loại 1: Mật độ nhà ở trung bình dưới 6 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở. Đây là đặc điểm của các khu vực đất núi, rừng, đất hoang đá, đất ngập mặn và đất công nghiệp.

Loại 2: Mật độ nhà ở trung bình 6-28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở. Đây là đặc điểm của các khu đất nông nghiệp có mật độ dân cư cao, các cụm dân cư.

Loại 3: Mật độ nhà ở trung bình nhiều hơn 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở. Đây là đặc điểm của các khu vực thị trấn, ngoại vi thành khố, khu chợ. 

Trường hợp các công trình công cộng như: bệnh viện, trường học, nhà thờ, chợ trong khu vực dân cư thuộc cấp độ 1 và 2, mức độ tập trung trên 20 người thì sẽ được nâng lên thành khu dân cư loại 3.

Loại 4: Khu vực có nhiều hơn 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở. Đây là đặc điểm của các thành phố có mật độ dân cư cao, khu vực có nhiều nhà ở cao tầng, mật độ giao thông cao và có nhiều các công trình ngầm.

Dự án khu dân cư

Dự án khu dân cư thành phố Hà Nội:

Dự án CeoHomes Hana Garden do Công ty cổ phần tập đoàn CEO group làm chủ đầu tư, trụ sở chính tại tầng 5, tháp CEO, khu đô thị Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Dự án CeoHomes Hana Garden có quy mô rộng với diện tích 20,3 hét-ta, diện tích đất công trình công cộng 15.681 mét vuông. Dự án khu đô thị CeoHomes Hana Garden có quy mô 568 lô đất nền.

Dự án khu dân cư thành phố Hồ Chí Minh:

Dự án khu dân cư Đào Sư Tích vị trí tại đường Đào Sư Tích, xã Phước Kiển huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án khu dân cư Đào Sư Tích có tổng diện tích là 26,65 héc-ta, diện tích đất ở 15,71 héc-ta, quy mô dân số dự kiến khoảng 7.270 người.

Quy định về thời gian sử dụng đất mua theo dự án khu dân cư

Theo quy định về thời gian sử dụng đất trong pháp luật về đất đai được quy định tại Luật đất đai năm 2013 thì:

Đối với đất ở: Căn cứ theo khoản 3, điều 66, Luật đất đai thì đất ở là đất sử dụng ổn định, lâu dài.

Đối với đất ở dụng có thời hạn: Căn cứ theo điều 67, Luật đất đai năm 2013 quy định thời hạn sử dụng đất được nhà nước giao, cho thuê như sau:

Thời hạn giao đất trồng cây hằng năm, đất làm muối cho hộ gia đình, đất nuôi trồng thủy sản cá nhân là 20 năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 20 năm.

Thời hạn sử dụng đối với diện tích nông nghiệp vượt hạn mức do được giao trước ngày 01/01/1999 bằng một phần hai mươi thời hạn quy định tại khoản 1 điều này sau đó phải chuyển qua thuê đất.

Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng với mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức kinh tế hộ gia đình cá nhân sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng thuê đất không quá 50 năm.

Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không quá 90 năm. Khi hết hạn tổ chức đó có thể được nhà nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất nếu có nhu cầu.

Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng với mục đích công ích của xã, phường, thị trấn không quá 50 năm.

Kết luận 

Hy vọng với bài viết bên trên có thể giúp bạn tìm hiểu và biết thêm những thông tin, có thêm kiến thức về khu dân cư là gì và những vấn đề liên quan đến khu dân cư.

Bạn có thể tham khảo:

Diện Tích Sàn Là Gì? Phân Biệt Diện Tích Sàn Và Diện Tích Xây Dựng

datnensohong.org


Your Signature

Bài viết liên quan

Hoanggianguyen.com – đơn vị chuyên cung cấp, phân phối các sản phẩm Đèn Led, Thiết Bị Điện uy tín tại Việt Nam

Hoanggianguyen.com – đơn vị chuyên cung cấp, phân phối các sản phẩm Đèn Led, Thiết Bị Điện uy tín tại Việt Nam

Vansunhuy.net – kiến thức về phong thủy và tử vi hữu ích mà bạn không thể bỏ qua

Vansunhuy.net – kiến thức về phong thủy và tử vi hữu ích mà bạn không thể bỏ qua

Sathoangcung.com – đơn vị chuyển sản xuất, thi công và lắp đặt mỹ thuật số 1 Miền Bắc

Sathoangcung.com – đơn vị chuyển sản xuất, thi công và lắp đặt mỹ thuật số 1 Miền Bắc

nghemoigioi.vn – Trang chuyên tư vấn bất động sản hàng đầu Việt Nam

nghemoigioi.vn – Trang chuyên tư vấn bất động sản hàng đầu Việt Nam
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>