Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân thành nhiều loại khác nhau. Trên bản đồ địa chính thường sử dụng kí hiệu loại đất như: HNK, BHK, CLN, SKC, CQP, DTL, SKS… có không ít người chưa nắm rõ và muốn tìm hiểu sâu về các loại đất này. Bài viết sau đây Datnensohong.org xin phép thông tin cho các bạn về khái niệm đất SKS là gì cùng các vấn đề xoay quanh loại đất này.
Tóm tắt nội dung
1. Đất SKS là gì?
Mã SKS là kí hiệu đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Một số loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp: đất ở tại nông thôn ONT, đất ở tại đô thị ODT, đất khu công nghiệp SKK, đất khu chế xuất SKT…
2. Phân loại đất SKI
Điều 152 Luật đất đai 2013 quy định, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản (SKS) bao gồm:
2.1 Đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản
Khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là nguồn lực lớn tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản không phải là vô tận, do đó, quá trình khai thác phải tuân thủ quy định của pháp luật nhằm đảm bảo hiệu quả nhất, tránh gây lãng phí tài nguyên. Bên cạnh việc khai thác với trữ lượng vừa phải, cần có biện pháp nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật hiện đại để việc chế biến đem lại hiệu quả cao, không làm ảnh hưởng môi trường tự nhiêm, ô nhiễm môi trường. Pháp luật đã quy định phân chia khu vực đất dành cho hoạt động khoáng sản, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp khai khoáng, vừa đảm bảo an toàn cho người dân.
2.2 Khu vực các công trình phụ trợ cho hoạt động khoáng sản
Bên cạnh việc khai thác, các công trình phụ trợ được xây dựng để chế biến khoáng sản, có thể xử lý thành khoáng sản thô hoặc thành phẩm có thể sử dụng trực tiếp. Đồng thời, đây cũng là nơi xử lý các tác động môi trường do quá trình khai thác và chế biến gây nên như: bụi, tiếng ồn, rác thải, nước thải… bằng một só biện pháp như xây dựng khu xử lý chất thải, trồng nhiều cây xanh…
2.3 Hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản
Mọi hoạt động trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đều đòi hỏi công nghệ cao, kĩ thuật hiện đại, sử dụng máy móc, thiết bị lớn, vì vậy, hoạt động diễn ra trên phạm vi rộng. Để đảm bảo an toàn trong cả quá trình, hành lang an toàn là điều không thể thiếu.
2.4 Đất được Nhà nước cho thuê để thăm dò, khai thác khoáng sản
Khoảng sản là tài nguyên thiên nhiên do nhà nước quản lý nên quá trình khai thác phải tuân theo đúng quy định pháp luật.
Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản
2.5 Đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản
Luật Đất đai 2013 quy định đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại- dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy định tại Điều 153 của Luật này.
3. Đối tượng và hình thức sử dụng đất SKS
3.1 Đối tượng sử dụng đất SKS
Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện có thể tham gia vào hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên quá quý của quốc gia, phát triển kinh tế- xã hội- môi trường.
Mọi hoạt động sử dụng đất khoáng sản phải tuân thủ quy định pháp luật, nếu vi phạm chủ thể phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
3.2 Hình thức sử dụng đất khoáng sản SKS
Các đối tượng được quy định trên được sử dụng đất để thăm dò, khai thác khoảng sản theo hình thức thuê đất sau khi có quyết định cho thuê đất của Nhà nước.
Pháp luật Việt Nam quy định đất khoáng sản SKS thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện có quyền thuê đất để phát triển hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng, dân cư, ổn định tình hình trật tự, xã hội, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống nhân dân.
4. Quy định pháp luật về sử dụng đất SKS
4.1 Mọi hoạt động trên đất khoáng sản SKS bắt buộc phải có giấy phép
Luật Khoáng sản 2010 quy định cụ thể về quy trình cấp phép hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản. Do đó, mọi hoạt động đều cần tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Nhà nước đề ra chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh, bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhà nước đầu tư và thực hiện điều tra thăm dò địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thăm dò địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản. Đồng thời, nhà nước luôn khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra, thăm dò địa chất về khoáng sản.
4.2 Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cần ưu tiên
Nhà nước đã yêu cầu tất cả những cá nhân, tổ chức sử dụng đất khai thác khoáng sản, đều phải đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu. Lượng khí thải, rác thải từ quá trình thăm dò, khai thác tạo ra là rất lớn, sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới diện tích sống xung quanh. Khi thực hiện khai thác, cần song song tiến hành thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhà nước luôn đề cao chiến lược phát triển kinh tế- xã hội- môi trường bền vững, không vì chạy theo mục tiêu kinh tế mà đánh đổi các mục tiêu khác.
4.3 Nhiệm vụ đối với người khai thác
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có thể thăm dò, khai thác, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá. Song song đó, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khi thực hiện hoạt động khai thác phải có trách nhiệm:
Nộp thuế từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Hỗ trợ chi phí nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc khai thác khoáng sản và các công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản để khai thác theo quy định pháp luật
Kết hợp khai thác khoáng sản với xây dựng cơ sở hạn tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường cho địa phương. Trong trường hợp, hoạt động khai thác khoáng sản gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng, công trình khác thì người khai thác phải có trách nhiệm sửa chữa, xây dựng mới hoặc bồi thường theo đúng quy định pháp luật.
Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Tạo điều kiện chuyển đổi nghề cho người dân bị thu hồi đất, phục vụ mục đích khai thác khoáng sản.
5. Thời gian khai thác đất SKS
Do tính chất của khoáng sản là tài nguyên có hạn, ít có khả năng sản sinh hoặc quá trình hình thành quá dài (hành chục triệu năm), vì vậy, việc khai thác phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật. Một số cá nhân, tổ chức đủ điều kiện thuê đất khoáng sản SKS đã lạm dụng, khai thác quá mức, quá trữ lượng cho phép khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt nghiêm trọng, gây mất cân bằng tự nhiên, ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khoẻ và đời sống người dân khu vực có khoáng sản.
Mọi hành vi, vi phạm trên đều cần phải xử lý nghiêm chỉnh, nhằm tăng sức răn đe, ngăn chặn kịp thời. Điều 54 Luật khoáng sản 2010 quy định, giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể gia hạn nhiều lần, tuy nhiên, tổng thời gian các lần gia hạn không vượt quá 20 năm. Trường hợp người thăm dò, khai thác khoáng sản mà không tác động đến lớp đất mặt hoặc không gây ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải được tính là thuê đất mặt.
6. Đất SKS có thuộc đất SKC hay không?
Trên đây, chúng ta đã biết đất SKS là đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản. Còn đất SKC là đất cơ sở dùng cho sản xuất phi nông nghiệp. Đất SKC bao gồm đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp.
Đất SKC được sử dụng nhằm mục đích là để sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ, không được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi hay trồng trọt, đồng thời cũng không được phép dùng để ở như đất thổ cư (kí hiệu ONT- đất ở nông thôn, ODT- đất ở đô thị). Hành vi tự ý xây dựng nhà ở trên đất SKC là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
Thời hạn sử dụng đất SKC:
Đất SKC không phải đất nhà nước cho cá nhân hay hộ gia đình thuê có thời hạn thì không bị giới hạn thời gian sử dụng. Ngược lại, đất được cá nhân hay hộ gia đình thuê quyền sử dụng đất từ nhà nước tuân theo quyết định của cơ quan chức năng có thẩm quyền nhưng không quá 70 năm.
Tóm lại, đất SKS và đất SKC đều là đất phi nông nghiệp, nhưng mục đích sử dụng đất khác nhau: đất SKS sử dụng cho hoạt động khoáng sản, còn đất SKC sử dụng cho hoạt động thương mại, dịch vụ. Hai loại đất này khác nhau và không thể bao hàm đất SKS thuộc đất SKC hay ngược lại.
Qua bài viết này chúng ta đã biết cách phân loại đất, đặc biệt hiểu hơn về đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản (đất SKS) cùng những quy định pháp luật về cách thức sử dụng loại đất này, đảm bảo tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhưng không phải là vô tận này trong công cuộc phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường bền vững.
7. Kết luận
Việt Nam ta được thiên nhiên ưu ái với nhiều loại tài nguyên khoáng sản, các diện tích đất nằm trong khu vực thực hiện các hoạt động khai thác khoáng sản được kí hiệu là đất SKS. cũng giống như nhiều loại đất khác, đất SKS được nhà nước quy định rõ rành về mục đích và thời gian sử dụng. thông qua bài viết vừa rồi các bạn đã nắm được khái niệm đất SKS là gì và những điều cần biết xoay quanh loại đất này.
Bài viết tham khảo: