• Home
  • |
  • Đất SKC Là Gì? 5 Điều Cần Biết Về Đất SKC

Đất SKC Là Gì? 5 Điều Cần Biết Về Đất SKC

Đất SKC là gì? Bạn đang tìm hiểu về đất SKC? Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về đất SKC cũng như giải đáp những thắc mắc mà bạn đang mong muốn tìm về loại đất này.

Mọi thông tin liên quan về đất SKC đã được tóm gọn và ghi lại một cách đơn giản, dễ hiểu nhất, giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn nắm vững các kiến thức.

Tất tần tật những nội dung liên quan sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

Tổng quan về đất SKC

Đất SKC là gì?

5 Điều Cần Biết Về Đất SKC

Đất SKC là gì? Căn cứ vào Luật đất đai 2013 đã quy định rõ các nhóm đất xuất hiện trên bản đồ địa chính Việt Nam, trong đó ký hiệu đất SKC là viết tắt của loại đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Hiểu rõ và chính xác hơn thì có thể nói đất SKC là tên gọi chung của các loại đất dành cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.

Đặc biệt, đất SKC không nằm trong loại đất nông nghiệp cũng như không thuộc loại đất thổ cư, nên việc xây dựng nhà cửa trên loại đất này là vi phạm pháp luật.

Mục đích sử dụng đất SKC là gì?

Theo Điều 10 của Luật đất đai 2013 thì đất SKC được dùng phục vụ cho các mục đích kinh doanh, sản xuất, chế tác các mặt hàng thủ công và ngành hàng dịch vụ.

Hiểu rõ hơn thì đây là loại đất không phục vụ cho loại hình sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) và không thể sử dụng để dùng xây cất nhà ở.

Thời hạn sử dụng đất SKC là bao lâu?

Căn cứ vào Điều 125, Điều 126 tại bộ Luật Đất Đai 2013 đã chia thời hạn sử dụng quỹ đất SKC thành 2 trường hợp sau:

Đất sử dụng ổn định lâu dài: Phần diện tích đất SKC thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân dùng cho mục đích thương mại. Đây là phần quỹ đất không có nguồn gốc xuất phát từ việc được Nhà Nước giao hay cho thuê quyền sử dụng đất, thì các đơn vị kinh doanh sẽ được sử dụng vô thời hạn.

Nếu nằm ở trường hợp sau thì thời hạn sử dụng đất bị giới hạn. Tùy thuộc vào dự án đầu tư mà các tổ chức được Nhà Nước giao đất sẽ có thời hạn khác nhau. Cụ thể được quy định rõ trong quyết định giao, cho thuê đất. Đặc biệt thời hạn sử dụng đất sẽ không vượt quá 70 năm.

Các quy định về việc sử dụng đất SKC

Đất SKC có lên được đất thổ cư không?

Để tránh rủi ro khi lựa chọn mua đất SKC, cần hiểu rõ mục đích sử dụng của loại đất này.

Theo Khoản 1 Điều 6 của Luật Đất Đai đã chỉ rõ vấn đề sử dụng đất đúng với mục đích. Hiểu đơn giản thì đất SKC là đất phi nông nghiệp, không phải là đất thổ cư, bạn sẽ vi phạm pháp luật nếu tự ý xây nhà trái phép trên mảnh đất này.

Thủ tục chi tiết chuyển đổi đất SKC sang đất thổ cư

Vậy làm cách nào để chuyển đổi đất SKC thành đất thổ cư hợp lệ?

Theo Điều 52 của Luật Đất Đai 2013, khi người sử dụng đất sản xuất, kinh doanh thành đất ở thì cần chuẩn bị hồ sơ và nộp để xin phép về việc chuyển mục đích sử dụng. Thủ tục hoàn thiện hồ sơ chi tiết như sau:

  1. Quy trình chuẩn bị
  • Chuẩn bị Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất dựa theo mẫu quy định.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Giấy tờ tùy thân của người làm đơn: CMND/ CCCD (Bản sao công chứng).
  1. Quy trình nộp hồ sơ

Hoàn thiện hồ sơ và nộp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường

  1. Quy trình giải quyết

Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thực hiện trình tự các công việc: kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa và xem xét, đánh giá nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

Nếu hồ sơ có thiếu sót hoặc không hợp lệ: Trong thời gian không quá 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, văn phòng sẽ thông báo và hướng dẫn người dân bổ sung đầy đủ cũng như hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

  1. Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Các cá nhân và hộ gia đình cần thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.

  1. Quá trình trả kết quả

Việc giải quyết hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC có thời hạn giải quyết không quá 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không quá 25 ngày đối với các nơi miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi đất phi nông nghiệp SKC thành đất ở không phải chỉ thông qua việc nộp hồ sơ đầy đủ, phù hợp mà quan trọng hơn là còn dựa trên 2 căn cứ. Cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét điều này để đưa ra quyết định.

  • Dựa trên Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất mà xem xét nhu cầu sử dụng đất đã được thể hiện.
  • Kế hoạch sử dụng đất hằng năm ở huyện có cho phép chuyển đổi thửa đất trên thành đất ở không?

Như vậy việc chuyển đổi đất SKC thành đất ở còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bạn cần xem xét kỹ các rủi ro trước khi đưa ra các quyết định cũng như chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện các thủ tục trên nếu có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC.

Mức xử phạt hành chính đất SKC khi tự chuyển đổi sang đất ở

Việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không có sự cho phép của cơ quan Nhà Nước sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Theo Điều 12 Nghị định 29/09/2019 NĐ-CP đã nêu rõ mức phạt cụ thể như sau:

Diện tích Mức xử phạt
Đất nông thôn Đất thành thị
Dưới 0,05 ha 3-5 triệu Mức xử phạt gấp đôi so với khu vực nông thôn theo từng mức tương ứng.

Cá nhân vi phạm: Mức phạt tối đa không vượt quá 500 triệu đồng.

Đối với tổ chức: Mức phạt tối đa không quá 1 tỷ đồng

Từ 0,05 ha – Dưới 0,1 ha 5 – 10 triệu
Từ 0,1 ha – Dưới 0,5 ha 10 – 20 triệu
Từ 0,5 ha – Dưới 01 ha 20 – 40 triệu
Từ 01 ha – 03 ha 40 – 80 triệu
Từ 03 ha trở lên 80 – 160 triệu

Điểm khác biệt giữa đất ONT và đất SKC là gì? Tìm hiểu sơ lược về 2 loại đất ONT và ODT

5 Điều cần biết nhất về đất SKC

Ngoài những câu hỏi liên quan về chủ đề “đất SKC là gì” , thì chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn thắc mắc về các nhóm đất khác có liên quan.

Một số câu hỏi hay được quan tâm là “Điểm khác biệt giữa đất ONT và đất SKC là gì?” hay “đất ODT là gì?”.

Để giải đáp các thắc mắc ấy, cần xem xét rõ các khái niệm cũng như giải thích ký hiệu mã đất của từng loại.

Khái niệm

Đất ONT: là tên viết tắt của đất thổ cư ở khu vực nông thôn, người dân có thể xây dựng nhà cửa để sinh sống cũng như có thể sử dụng với mục đích kinh tế như: ao vườn, chuồng trại,…

Đất ODT: đây là một trong nhóm đất phi nông nghiệp nhưng thuộc loại đất thổ cư ở khu vực đô thị. Đất ODT được sử dụng nhiều vào việc xây dựng nhà ở hoặc xây dựng nên các công trình công cộng phục vụ đời sống con người.

Điểm khác biệt giữa đất ONT và đất SKC là gì?

Khi so sánh đất SKC và đất ONT thì có thể giải thích đơn giản như sau: Đất ONT người dân có thể xây dựng nhà cửa, thực hiện các hoạt động kinh tế như trồng một số loại cây và chăn nuôi. Riêng với đất SKC, đây là loại đất chỉ sử dụng cho mục đích thương mại: sản xuất, kinh doanh và không được dùng trong việc xây dựng nhà ở.

Một số ký hiệu loại đất hiện nay có thể tìm hiểu

Mỗi mã đất có một loại ký hiệu riêng biệt cũng như những quy định khác nhau mà bạn cần phải tìm hiểu để biết và phân biệt chúng.

Ký hiệu của từng loại đất được quy định tại mục III, phụ lục 1, thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, chia đất thành 3 nhóm chính: Đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Mã các loại đất như sau:

NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Mã LUC: Đất chuyên trồng lúa nước

Mã LUK: Đất trồng lúa nước còn lại

Mã BHK: Đất trồng cây hằng năm khác

Mã NHK: Đất nương rẫy trồng cây hằng năm khác

Mã LMU: Đất làm muối

Mã NKH: Đất nông nghiệp khác

NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

Mã ONT: Đất ở tại nông thôn

Mã ODT: Đất ở tại đô thị

Mã DKH: Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

Mã CQP: Đất quốc phòng

Mã SKK: Đất khu công nghiệp

Mã SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

Mã TMD: Đất thương mại, dịch vụ

Mã PNK: Đất ohi nông nghiệp khác

NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

Mã BCS: Đất bằng chưa sử dụng

Mã DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng

Mã NCS: Núi đá không có rừng cây

Các câu hỏi thường gặp

Mục đích sử dụng đất SKC là gì?

Đất SKC được dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, đất SKC không được sử dụng trong mục đích nông nghiệp và xây dựng nhà ở.

Đất SKC có thời hạn sử dụng là bao lâu?

Tùy thuộc vào nguồn gốc đất đai mà sẽ có thời hạn khác nhau. Nếu đất SKC là đất thương mại thuộc sở hữu của cá nhân và hộ gia đình thì sẽ được sử dụng vô thời hạn.

Tuy nhiên, nếu đất được Nhà nước giao quyền sử dụng sẽ có thời hạn giới hạn và không vượt quá 70 năm.

Có thể xây nhà trên đất SKC không?

Đất SKC là đất phi nông nghiệp và chỉ dùng trong hoạt động kinh tế, không dùng làm đất thổ cư. Nếu xây dựng nhà ở mà không có sự cho phép của Nhà Nước là hành động vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.

Kết luận

Như vậy, thông qua bài viết, datnensohong đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về câu hỏi “đất SKC là gì?” củng với các nội dung liên quan như mục đích và thời hạn sử dụng của loại đất này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một vài bài viết khác để trang bị kiến thức về những loại đất khác có trên bản đồ địa chính Việt Nam.

Bài viết tham khảo:

Đất CLN là gì? 5 điều cần biết về đất CLN.

Phú Mỹ Hưng Và 4 Điều Tạo Dựng Giá Trị

datnensohong.org


Your Signature

Bài viết liên quan

Hoanggianguyen.com – đơn vị chuyên cung cấp, phân phối các sản phẩm Đèn Led, Thiết Bị Điện uy tín tại Việt Nam

Hoanggianguyen.com – đơn vị chuyên cung cấp, phân phối các sản phẩm Đèn Led, Thiết Bị Điện uy tín tại Việt Nam

Vansunhuy.net – kiến thức về phong thủy và tử vi hữu ích mà bạn không thể bỏ qua

Vansunhuy.net – kiến thức về phong thủy và tử vi hữu ích mà bạn không thể bỏ qua

Sathoangcung.com – đơn vị chuyển sản xuất, thi công và lắp đặt mỹ thuật số 1 Miền Bắc

Sathoangcung.com – đơn vị chuyển sản xuất, thi công và lắp đặt mỹ thuật số 1 Miền Bắc

nghemoigioi.vn – Trang chuyên tư vấn bất động sản hàng đầu Việt Nam

nghemoigioi.vn – Trang chuyên tư vấn bất động sản hàng đầu Việt Nam
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>