Đất DTL là gì? Loại đất này dùng để xây dựng những công trình nào? Sử dụng được bao nhiêu năm? Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng đất DTL? Hãy cùng với Datnensohong.org đi tìm lời giải đáp trong bài viết này.
Tóm tắt nội dung
Đất thủy lợi DTL là gì?
Đất DLT hay Đất thủy lợi là đất dùng vào các mục đích công cộng như việc xây các công trình thủy lợi phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Nhà nước phân chia các vùng đất DLT cho các tỉnh,địa phương và quyền quản lý các công trình thủy lợi liên quan như:
- Hồ chứa nước, cống tưới tiêu các loại, trạm bơm điện, hệ thống dẫn nước, chuyển nước, kè, bờ bao ngăn lũ, đập dâng.
- Kênh mương nội đồng, rạch, đường ống dẫn nước tưới tiêu.
- Các công trình khác được thiết kế, thi công phục vụ quản lý và khai thác thủy lợi, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
- Các hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
Kí hiệu đất DTL và ý nghĩa của nó trên bản đồ địa chính
DTL là viết tắt lấy từ các chữ cái đầu trong cụm từ đất thủy lợi.
Ký hiệu này nhằm giúp người dân dễ đọc, phân biệt và tra cứu được đầy đủ thông tin, ý nghĩa, vị trí, tình trạng đất khi được thể hiện trên bản đồ địa chính và hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc quản lý đất đai.
Có bao nhiêu nhóm đất và DLT thuộc loại đất nào?
Theo qui định của nhà nước Việt Nam hiện hành, đất được chia làm 3 nhóm chính như sau:
- Nhóm 1: Đất nông nghiệp
- Nhóm 2: Đất phi nông nghiệp
- Nhóm 3: Đất chưa sử dụng
Đất DTL (đất thủy lợi) là một trong những loại đất nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp, ngoài đất DLT nhóm đất này còn bao gồm các loại đất sau:
- Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất chuyên trồng lúa nước
- Đất trồng lúa nước còn lại
- Đất lúa nương
- Đất nương rẫy trồng cây hằng năm khác,
- Đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ.
Mục đích sử dụng của đất DTL và lợi ích mang lại cho người dân
Mục đích của các công trình thủy lợi này nhằm làm chuyển đổi dòng nước có sẵn trong tự nhiên như sông, suối, hồ, biển, mạch nước ngầm.. theo ý muốn của con người để sử dụng nguồn nước một cách hợp lý và có hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Nhờ các hệ thống kênh, rạch này mà người dân ở các tỉnh, địa phương làm nông nghiệp kiểm soát được lượng nước, mở rộng diện tích sản xuất,tăng canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chống xâm nhập mặn mang lại hiệu quả kinh tế, chủ động nguồn nước trong sản xuất, tăng thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Tạo điều kiện cho người dân sử dụng; các tổ chức, hộ gia đình,các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài thực hiện các dự án nuôi trồng thủy hải sản, làm muối,.. thuê để phát triển kinh tế và thu thuế mỗi năm.
Ngoài ra, đất ở hành lang xung quanh các công trình thủy lợi, kênh rạch cũng đóng vai quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước.
Bảo vệ sự ổn định của bờ, phòng chống nguy cơ ô nhiễm, lấn chiếm vùng ven nguồn nước, đảm bảo cung cấp nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt cho người dân.
Trách nhiệm của quản lý địa phương và người sử dụng đối với đất DTL?
Trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với đất DTL?
Địa phương cần tổ chức lập, rà soát thường xuyên, đột xuất, định kỳ các quy hoạch thủy lợi bao gồm công trình và cả vùng phụ cần thuộc địa bàn quản lý. Xem xét lại tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi. Tổ chức và phân công lực lượng tuần tra để bảo vệ các công trình thủy lợi. Tổ chức kiểm tra, tra soát người và phương tiện ra vào công trình. Cắm mốc ranh giới để bảo vệ công trình thủy lợi
Trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với người sử dụng đất DTL?
Thông báo nội dung khi có quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi bằng cách gửi công văn để các tổ chức, cá nhân sử dụng đất kịp thời nắm rõ thông tin. Cập nhật kịp thời về các hồ sơ, thủ tục cần chuẩn bị tại trụ sở cơ quan và cổng thông tin điện tử.
Khi nhận được hồ sơ của tổ chức cá nhân có nguyện vọng xây dựng trên đất thủy lợi cần cử người trực tiếp xuống xác nhận địa điểm lô đất, diện tích và thực trạng đất có đúng với hồ sơ đã nộp hay không. Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ đúng, đầy đủ, đảm bảo minh bạch, rõ ràng.
Cấp phép thi công khi cá nhân, tổ chức đáp ứng được các yêu cầu thủ tục đã đề ra. Trong quá trình thi công cần cử người đến giám sát thường xuyên, đảm bảo công trình xây dựng đúng theo quy định, nếu có vấn đề xảy ra thì trao đổi giải quyết ngay. Theo dõi thời gian sây dựng, thi công công trình. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ xây dựng của công trình. Sử dụng đất thủy lợi theo đúng cam kết đã ký.
Trách nhiệm của người sử dụng đất DTL
Người sử dụng đất là cá nhân, tổ chức khi khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm sau đây:
Chuẩn bị đủ hồ sơ, giấy tờ được yêu cầu để được cấp phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền
Trung thực trong khai báo cũng như trong khi phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm ảnh hưởng đến công trình.
Không xả rác vào kênh, rạch, sông ngòi hay xung quanh hành lang bảo vệ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
Thực hiện các biện pháp xử lý đồng thời báo cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương khi xảy ra sự cố hoặc nguy cơ có sự cố xảy ra phải.
Thời hạn sử dụng đất DTL
Đất thủy lợi được dùng cho mục đích công cộng thì thời hạn sử dụng ổn định lâu dài tức là không giới hạn thời gian sử dụng.
Những hành vi bị cấm khi sử dụng đất DTL
Thực hiện các hành vi, vi phạm quy hoạch khi chưa được cấp phép hoặc xây dựng không đúng nội dung giấy phép được cấp theo quy hoạch.
Lấn chiếm trái phép đất để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà ở, chuồng trại trong phạm vi công trình thủy lợi.
Chôn, đổ, xả thải trái quy định pháp luật, làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi, hành lang bảo vệ nguồn nước.
Ngăn, lấp, đào, nạo, vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, ao, hồ trái phép ảnh hưởng đến công trình thủy lợi.
Các hành vi gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, rạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của bờ sông và cuộc sống người dân.
Hủy hoại hoặc cố ý làm hỏng công trình thủy lợi: bờ, kè, đê điều,…
Sử dụng đất không đúng mục đích và người sử dụng đất không thực hiện đúng quy định pháp luật.
Đối với các hành vi lấn, chiếm thuộc hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều có thể xử phạt vi phạm hành chính tùy từng trường hợp, tối đa lên đến 100.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hành vi vi phạm sử dụng đất thủy lợi DLT
Theo Điều 3 văn bản hợp nhất 07/VBHN-BNNPTNT đối với các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi thì có 2 mức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tịch thu phương tiện vi phạm và áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục dưới đây:
- Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi thực hiện hành vi vi phạm;
- Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước bằng các hành động thực tế dưới sự giám sát của cơ quan chính quyền địa hương
- Buộc trả lại phần đất lấn chiếm và lợi ích thu được khi sử dụng trái phép theo quy định của nhà nước;
- Buộc tháo dỡ công trình hoặc một phần công trình không thực hiện đúng theo giấy phép được cấp;
- Buộc nộp lại đất, đá, cát, sỏi thu được khi thực hiện hành vi vi phạm;
Mức phạt tiền khi lấn chiếm đất thủy lợi

Theo điều 5 văn bản hợp nhất 07/VBHN-BNNPTNT: phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với hành vi lấn chiếm bãi sông, lòng sông, khai thác trái phép cát, sỏi.
Điều 14 văn bản hợp nhất 07/VBHN-BNNPTNT quy định: phạt tiền từ 300.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải vào các công trình thủy lợi tùy vào khối lượng chất thải.
Quy đinh tại điều 17 văn bản hợp nhất 07/VBHN-BNNPTNT:
- Phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi xây dựng các công trình tạm; đào,xới cỏ, gieo trồng các loại cây màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất.
- Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại; nuôi trồng thủy hải sản; đào đắp ao hồ; nghiên cứu khoa học, trồng cây lâu năm trái phép trong hành lang bảo vệ của công trình thủy lợi.
- Tùy vào hành vi xây dựng, lấn chiếm,mở rộng quy mô công trình hiện có trong hành lang bảo vệ công trình mà phạt tiền tùy theo diện tích lấn chiếm tăng thêm: Dưới 10m² phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Từ 10m² đến 30m² phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trên 30m² phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi xây dựng trái phép công trình ngầm; khoan, đào khảo sát địa chất hoặc thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới lòng đất, khoáng sản trái phép; xả hoặc đổ các loại chất thải rắn, lỏng có chất độc; tổ chức hoạt động trái phép để thu tiền như du lịch, thể thao trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
- Phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu tự ý phá, lấp công trình thủy lợi; khai thác đất, đá, cát, sỏi, các vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình; tự ý lập bến bãi tập kết nguyên liệu trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
- Phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây nổ trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Kết Luận
Đất DTL được dùng vào các việc, xây các công trình thủy lợi phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Cá nhân, tổ chức nếu muốn xây dựng trên đất thủy lợi cần tìm hiểu thêm thông tin về luật, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp pháp, tránh gian lận trong xây dựng để được địa phương và nhà nước hỗ trợ khi cần.
Bài đọc tham khảo: