Trên các bản đồ đất đai, chúng ta có thể bắt gặp các ký hiệu như CLN, HNK, CQP, các bạn có tò mò về các ký hiệu này? Ở bài viết này, datnensohong.org sẽ giải đáp cho các bạn về đất CLN, từ đó cho bạn cái nhìn tổng quát về đất CLN là gì và 5 điều cần biết về loại đất này.
Tóm tắt nội dung
1. ĐẤT CLN LÀ GÌ?

Theo luật đất đai 2013, đất được chia thành 3 nhóm chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. 3 nhóm đất này tiếp tục được phân chia nhỏ và đất CLN là một phần thuộc nhóm đất nông nghiệp.
CLN là viết tắt của cây lâu năm. Những loại cây có thời gian sinh trưởng và phát triển từ 1 năm trở lên có thể kể đến như: bạch đàn, bưởi, thanh long,… Như vậy đất CLN ở đây có thể hiểu là đất trồng cây lâu năm.
2. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA ĐẤT CLN.
Vừa rồi chúng ta đã hiểu về đất CLN là gì. Vậy đặc điểm và vai trò của loại đất này như thế nào?
2.1 ĐẶC ĐIỂM
Đất CLN thuộc nhóm đất nông nghiệp thế nên về cơ bản nó có những đặc điểm của nhóm đất nông nghiệp. Tuy nhiên đất CLN còn những đặc điểm khác biệt so với các loại đất khác, cụ thể như sau:
- Đất CLN thuộc nhóm đất Nông nghiệp.
- Mang lại lợi ích kinh tế, nguồn thu cao cho chủ sở hữu.
- Được Nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức sử dụng.
- Có thời hạn sử dụng.
- Được Pháp luật cho phép có thể chuyển đổi hay nhượng quyền sử dụng đất sang các mục đích khác.
2.2 VAI TRÒ
Mỗi loại đất đều có những vai trò riêng của nó, đất CLN được Nhà nước giao cho cá nhân hay tổ chức sử dụng góp phần mang lại cơ hội việc làm, lợi ích kinh tế và nguồn thu cho chủ sở hữu. Việc tự do sử dụng đất CLN vào các mục đích nông nghiệp khiến cho thu nhập của chủ sở hữu được cải thiện. Không chỉ vậy sử dụng đất CLN một cách hợp lý cũng góp phần phát triển kinh tế địa phương, giảm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Tóm lại, đất CLN có vai trò và ý nghĩa vô cùng lớn đối với chủ sở hữu nói riêng mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương; giảm gánh nặng ngân sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo của nhà nước.
3. THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT CLN.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm mà chủ sở hữu đất CLN cần lưu ý. Đó là thời hạn sử dụng đất CLN là bao lâu?
Câu trả lời là 50 năm.
Vậy sau 50 năm thì sao? Đây chắc chắn sẽ là câu hỏi mà bất cứ chủ sở hữu nào cũng quan tâm. Sau đây là những điều mà bạn cần lưu ý:
Thứ nhất. Sau khi hết thời hạn sử dụng, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất và bồi thường cây trên mảnh đất cho người dân. Sau khi thu hồi hoàn toàn sẽ xem xét là chuyển quyền sử dụng đất cho người khác.
Thứ hai, Nhà nước gia hạn thêm thời gian sử dụng đất cho chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đó. Còn chủ sở hữu khi đang canh tác, trồng trọt cây trên mảnh đất đó sẽ không cần làm thủ tục hành chính mà vẫn có thể sử dụng đất theo thời hạn mới.
Cuối cùng, chủ sở hữu muốn thuê đất CLN để tiếp tục sử dụng, canh tác cần nộp hồ sơ tại Phòng Tài Nguyên Môi trường tại địa phương mình sinh sống theo đúng quy định.
4. ĐẤT CLN CÓ ĐƯỢC XÂY DỰNG NHÀ KHÔNG?
Việc sở hữu 1 mảnh đất chắc hẳn bạn sẽ rất quan tâm đến mảnh đất của mình có được cấp sổ đỏ hay xây dựng nhà trên đó hay không.
Theo Luật đất đai 2013 có quy định: chủ sở hữu PHẢI sử dụng đất đúng mục đích. Như vậy mục đích của đất CLN là để trồng trọt cây lâu năm nên việc xây dựng nhà trên đất CLN là trái pháp luật. Hay nói cách khác, bạn KHÔNG được phép xây dựng nhà trên đất CLN.
Tuy nhiên nếu bạn vẫn có ý hay mong muốn xây nhà trên chính mảnh đất CLN của mình thì không phải không có cách.
Để xây nhà trên đất CLN mà không vi phạm pháp luật, chủ sở hữu phải làm đơn lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi đất CLN năm sang đất ở.
5. THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI ĐẤT CLN SANG ĐẤT Ở.
Như trên đã trình bày, chủ sở hữu muốn xây dựng nhà trên đất CLN cần chuyển đổi đất CLN sang đất ở. Sau đây là thủ tục chuyển nhượng đất CLN sang đất ở mà bạn có thể tham khảo:
- Đơn xin phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất.
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác có cùng tính pháp lý.
Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
- Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
6. LỜI KỂT
Với sản lượng hoa quả tiêu thụ và xuất khẩu hàng năm đạt số lượng lớn, cùng các sản phẩm từ cây lâu năm đóng góp một phần rất lớn trong nền kinh tế nước nhà, có thể thấy đất CLN có vai trò vô cùng quan trọng. Qua bài viết này đã giúp các bạn hiểu một cách khái quát nhất về đất CLN là gì và 5 điều cần biết về đất CLN. Hy vọng thông tin mà bài viết này đem lại hữu ích với bạn.
Bài viết tham khảo: